Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Bánh chay Gấc

Bánh chay mọi người đã quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên để cho bánh chay có thêm nhiều vị ngon hôm nay chúng tôi xin giới thiệu bánh chay Gấc

Nguyên liệu làm bánh chay gấc:
– 400g bột nếp
– 100g bột gạo tẻ
– 200g đậu xanh
– 100g – 150g đường
– 70g bột gấc Trí Long
– Vừng rang
– 50g bột sắn dây
– 100g đường
– 1,5lít nước
– 1 thìa nước hoa bưởi
Cách làm bánh chay gấc:
Bước 1:
– Trong một âu lớn, trộn bột nếp và bột tẻ vào nhau. Hòa bột với nước cho tan hoàn toàn. Khi ngậm đủ nước, bột sẽ lắng xuống, tách thành hai phần bột và phần nước ở trên. Thường quá trình sẽ mất 2-3 tiếng.
– Đổ bột ra một chiếc khăn lớn, buộc túm lại các đầu để bột róc nước hoàn toàn.
– Sau khoảng 1-2 tiếng, khi bột róc nước hoàn toàn thì mở khăn ra. Lúc này bột mịn, ráo và không dính tay.
Bước 2:
– Đậu xanh rửa sạch, ngâm qua đêm, sau đó cho vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt và đun đến khi mềm nhừ (chừng 15-20 phút).
Bước 3:
– Cho đậu ra máy xay, xay nhuyễn mịn. Nếu khô quá có thể thêm một chút nước cho đậu mềm.
– Sau đó xào đậu với một chút dầu ăn và đường đến khi đậu chuyển thành một khối đặc, dẻo, có thể vo thành nhân là được.
Bước 4:
– Để làm vỏ bánh gấc, bạn lấy một nửa chỗ bột đã chuẩn bị ra, nhào với khoảng 50g bột gấc đến khi các nguyên liệu quyện đều.
– Với nhân đậu xanh bạn cũng có thể làm tương tự, trộn nhân với 20g thịt gấc để tạo ra nhân bánh có màu đỏ.
Bước 5:
– Chia vỏ thành các viên chừng 20g, và nhân 10g. Ấn dẹt vỏ, cho nhân vào và vo viên lại. Hãy đảm bảo là vỏ bánh bao kín nhân để tránh việc khi cho bánh vào luộc, nhân bị bục ra.
Bước 6:
– Bắc nồi nước lên bếp, đun cho đến khi nước sôi già thì thả các viên bánh vào. Đun đến khi nước sôi trở lại và bánh bắt đầu nổi lên trên mặt nước. Luộc bánh thêm 5-6 phút để bánh chín đều, sau đó lấy bánh ra và cho luôn vào âu nước lạnh.
Bước 7:
– Hòa tan bột sắn dây với đường và nước, đặt lên bếp đun sôi cho đến khi bột sánh lại, có độ lỏng vừa phải thì tắt bếp, thêm nước hoa bưởi vào trộn đều.
Bước 8:
– Cho bánh ra bát, đổ chè sắn dây lên, rắc thêm vừng và dừa nạo.
Tết Hàn thực năm nay của gia đình bạn chắc chắn sẽ thú vị hơn bào giờ hết với những chiếc bánh chay gấc mới lạ này.

Trị nám từ quả gấc

Gấc có công dụng rất lớn trong việc làm đẹp da, trị nám cho chị em phụ nữ. Thành phần của Gấc chứa Beta Caroten (là những chất chống ô xy hóa cực mạnh), Lycopen thực vật nên có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, có tác dụng dưỡng da, bảo bệ da, giúp cho da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng. Trên cơ sở đó mà gấc được coi là thần dược chống được những nguyên nhân gây ung thư và chống sự lão hóa, sạm da, nám da đem lại sự thanh xuân cho phụ nữ.

Các cách chữa sạm da, nám má cho chị em
1. Gấc và lòng trắng trứng gà Chuẩn bị :
Nguyên liệu: 1 quả gấc chín, 1 quả trứng gà
Thực hiện : Gấc chín bỏ vỏ, bỏ hạt trộn đều với lòng trắng trứng gà ta được 1 hỗ hợp sền sệt. Trước khi đi ngủ đắp hỗn hợp lên mặt làm mặt nạ trong 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Lưu ý chỉ dùng 2 lần/tuần. Sau thời gian ngắn ta sẽ nhận thấy các vết thâm nám mờ hẳn đi, làn da trắng sáng đẹp tự nhiên. Hãy kiên trì để có được kết quả tốt nhất
2. Gấc và sữa chua, cốt chanh
Nguyên liệu : 1 quả gấc chín, 1 hộp sữa chua, 1 quả chanh
Thực hiện : Lấy phần lõi gấc trộn đều với sữa chua và nước cốt chanh. Xay hỗn hợp bằng máy xay sinh tố. Cất hỗn hợp vào lọ thủ tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi đi ngủ đắp hỗn hợp lên trong 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Đây là phương pháp rất hiệu quả trong trị nám, chỉ sau 3-4 tuần ta sẽ thấy được sự khác biệt đáng kể so với ban đầu.
3. Gấc và mật ong:
Nguyên liệu : 1 quả gấc chín, 1 muỗng mật ong
Thực hiện : Trộn đều nhân quả gấc chín với mật ong và đánh đều bằng công cụ đánh trứng cho nhuyễn. Khi sử dụng đắp 1 lớp màng mỏng hỗn hợp lên mặt, massage thư giãn khuôn mặt trong khoảng 2 phút. Sau đó để nguyên từ 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Chỉ sử dụng 1 tuần 2 lần. Sau khi sử dụng hỗn hợp ta sẽ cảm nhận thấy da mặt mịn màng, sáng lên và hồng hào hơn hẳn. Kiên trì với phương pháp này sẽ khiến bạn không còn nỗi lo sạm da, nám da.
4. Gấc với cà chua và cà rốt:
Nguyên liệu : 1 quả gấc chín, 2 quả cà chua, 1 củ cà rốt
Thực hiện : Nạo gấc ra bát, bỏ hột, chỉ lấy phần thịt đỏ Cà chua và cà rốt ép lấy nước, trộn đều với gấc. Thực hiện tuần 2 lần đều đặn giúp giảm thâm nám, da hồng hảo sáng khỏe


5. Gấc và quả bơ:
Nguyên liệu : 1 quả gấc, 1 quả bơ
Thực hiện : Gấc lấy phần thịt đỏ, bơ xay nhuyễn trộn đều với nhau. Có thể thêm một chút mật ong nếu thích, đắp tuần 2 lần. Gấc và bơ đều là những loại quả chứa nhiều vitamin A, giúp ức chế các sắc tố melanin tại vùng nám chậm phát triển, da đều màu sáng hơn
Các bạn có thể dùng bột Gấc nguyên chất Trí Long thay thế cho nguyên liệu Gấc. Việc chăm sóc da mặt cho chị em sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tác dụng tổng hợp của cây gấc

Cây Gấc là loại cây leo, phát triển tốt ở những vùng khí hậu nóng. Cây Gấc có tên khoa học là momordica cochinchinensis (spreng) lour thuộc họ bầu bí cucurbitaceae. Có khoảng 45 loài thuộc chi momordica trên thế giới phân bố ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai.

Vì sao ông bà ta ngày xưa chuộng việc sử dụng Gấc để đồ xôi. Chúng ta đi tìm câu trả lời qua các kết quả nghiên cứu khoa học sau đây:

Tại Việt Nam
- Trong cuốn Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh vào thế kỷ 14: Hạt gấc của cây gấc được dùng làm thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc chữa bệnh quai bị. Thân và rễ gấc cây gấc được dùng điều trị tê thấp, đau nhức xương, lá gấc non được dùng để điều trị mụn nhọt. Có khi người ta còn dùng chữa các bệnh sưng vú, áp xe.
- Năm 1988 - 1989 trong khuôn khổ chương trình trọng điểm quốc gia nghiên cứu về các chất dinh dưỡng 64D03 do GS. Từ Giấy làm chủ nhiệm chương trình, TS. Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu các chế phẩm từ quả cây gấc để làm các chất bổ sung dinh dưỡng thuộc đề mục 64D0305B.
- Từ năm 1941, bộ môn dược liệu Đại học dược Hà Nội đã bước đầu xác định màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa beta-caroten và một tỉ lệ dầu thảo mộc cao. Một số nhà khoa học Đại học y Hà Nội và Đại học dược Hà Nội thời đó đã chứng minh dầu màng đỏ bao quanh hạt cây gấc có tác dụng giống như vitamin A và có tác dụng tăng trọng cho súc vật và người.
- Năm 1951, GS.Nguyễn Văn Đàn thuộc Học viện quân y đã mang dược liệu này sang nghiên cứu ở Đức và xác định ngoài beta-caroten thì phần này của quả gấc còn chứa lycopen một chất chống lão hóa mạnh nhất hiện nay. Ông đã dùng dầu gấc để làm giảm lượng cholesterols trong máu, phòng chống nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch.
- Ngành dược Việt Nam đã sản xuất một số chế phẩm có chứa dầu màng gấc làm thuốc bổ, điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em và một số bệnh về mắt, đặc biệt, trong khoảng thời gian 20 - 30 năm gần đây, các bác sĩ đã sử dụng dầu màng gấc để phòng và điều trị một số bệnh ung thư ở Việt Nam.
- Giáo sư Hà Văn Mạo và GS. Đinh Ngọc Lâm ở Viện Quân Y 108 đã sử dụng dầu gấc vào việc ngăn chặn nguy cơ ung thư gan nguyên phát. Giáo sư Phan thị Kim và GS. Bùi Minh Đức ở Viện Dinh Dưỡng đã bảo vệ đề tài dùng dầu gấc phòng chữa bệnh dạ dày tá tràng ...
- Đại học Bách khoa và Viện Dinh dưỡng nghiên cứu toàn bộ số gà được cho ăn bột gấc không bị chết dịch và cho chất lượng lòng đỏ trứng tốt hơn. Qua đó chứng tỏ bộc gấc có tác dụng tăng sức đề kháng, chống nhiễm bệnh.
Tại Trung Quốc
- Dược điển Trung Quốc năm 1988 và 1993: Hạt này còn được gọi là mộc miết tử dùng để điều trị mụn nhọt, chống viêm. Trong y học cổ truyền Trung Quốc hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị.
Tại Mỹ: 
Cơ thể chúng ta không có khả năng tự tổng hợp chất lycopene, bởi thế mà phải “thu nhận” nó từ bên ngoài qua chế độ ăn uống hàng ngày. Theo một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy, các hợp chất của Beta Carotten, Lycopen,Alphatocopherol… có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ.
Trong cà chua có chứa Lycopene, một chất chống oxy hóa rất quan trọng, giúp “tiêu diệt” các tế bào có nguồn gốc ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học California thì hàm lượng Lycopencó trong dầu quả gấc Việt Nam cao gấp 70 lần cà chua. Mặt khác, Lycopen có trong cà chua phải chiên với dầu mỡ thì mới có tác dụng sinh học với cơ thể, còn trong trái cây gấc đã chứa sẵn các chất axit béo không no, vì thế lycopen được hòa tan một cách tự nhiên. Chính những phát hiện của các nhà khoa học đã đưa trái gấc lên vị trí quán quân trong danh mục những loại quả hữu ích với sức khỏe con người.
Tại trung tâm sức khoẻ Haifa, các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra hàm lượng Lycopenetrong các xét nghiệm của bệnh nhân và hoàn toàn bất ngờ bởi Lycopene là chất chống oxy hoá rất tích cực, nó có khả năng ngăn ngừa sự hình thành oxy hoá LDL, cholesterol có hại trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được chứng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn tới đột quỵ.
Tờ International Journal cũng cho hay, nếu trong cơ thể phụ nữ có chứa hàm lượng lycopene đáng kể thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư như vòm họng, trực tràng, dạ dày, thực quản sẽ giảm 5 lần.
Các hãng dược phẩm lớn của Mỹ gọi trái gấc là fruit from heaven (loại quả đến từ thiên đường). Thực tế, nghiên cứu tại Mỹ cho thấy các hợp chất của Beta Caroten, Lycopen, Alphatocopherol… trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ.
4. Tại Nhật Bản: 
- Tháng 5/2007, các giáo sư ở Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) đã nghiên cứu thành công đề tài khoa học dùng tinh dầu của quả cây gấc để điều trị những biến chứng của bệnh tiểu đường.
I. TÁC DỤNG CỦA CÂY GẤC:
Từ các kết quả nghiên cứu đã kết luận thành phần của màng Gấc chứa: betacaroten, vitamin E và vitamin F phục vụ nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân ta là một hướng cần được khuyến khích và đầu tư. thuốc chống suy dinh dưỡng, phòng chống lão hóa
1. Ruột Gấc
Phần màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa – caroten và một tỉ lệ cao dầu thực vật. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy phần này còn có lycopen, vitamin E (-cotopherol), trong dầu gấc có chứa vitamin F. Carotene - tiền vitamin A, lysopen, vitamin E (-cotopherol). Trong 100g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15mg-carotene và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng – carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.
Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.
Các nghiên cứu cho thấy các hợp chất của carotene, lycopen, vitamin E(-cotopherol), có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.
Sử dụng gấc và các chế phẩm của gấc sẽ góp phần phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em và tạo nguồn thực phẩm có chứa các chất kháng oxy hóa.
Từ các thành trên màng Gấc có tác dụng:
- Giúp sáng mắt, phòng ngừa các mệnh về mắt như nhức mỏi mắt, khô mắt, quáng gà, đục thuỷ tinh thể.
- Chống lão hóa, làm đẹp da, giúp da luôn mịn màng, tươi trẻ.
- Phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ.
- Ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan, ung thư vú.
- Hạ cholesterol và lipid máu, rất tốt đối với những người mệnh tim mạch, tiểu đường, viêm gan.
2. Thân và rễ gấc:
Thân và rễ gấc được dùng điều trị tê thấp, đau nhức xương. Cách làm: lấy rễ gấc rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, ngâm rượu hay sắc uống. Ngâm rượu: Lượng rượu đủ ngập rễ gấc, lắc đều mỗi ngày 1 lần, sau 10-15 ngày có thể dùng được. Dùng mỗi ngày 1 ly nhỏ (50 ml) vào buổi tối. Sắc uống: rễ gấc khô 50 gr, đổ 300 ml, sắc còn 100 ml, chia làm 2 lần uống (sáng, tối)
3. Lá non:
Lá gấc non được dùng để điều trị mụn nhọt. Có khi người ta còn dùng chữa các bệnh sưng vú, áp xe.

Bánh mì Gấc Trí Long

Công thức cho một khuôn loại cao 8cm dài 30cm và rộng 11cm

A. Bột men chua
• 150g bột mỳ( bột mỳ số 11)
• 160ml nước
• 3 thìa canh sữa tươi
• ½ thìa cà phê men nở
• 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong
• Sữa và nước hơi ấm tay, hoà cùng đường hoặc mật ong sau đó cho thêm men nở, để nghỉ 5 phút cho men nở nổi gạch rồi dùng thìa gỗ, khuấy đều với bột mỳ. Toàn bộ hỗn hợp để trong lọ, mặt lọ phủ khăn ẩm hoặc đậy nắp. Để ủ 12h ở nhiệt độ phòng thì đem ra dùng được, nếu không dùng hết bảo quản ngăn mát tủ lạnh trong vòng 1 tuân.
• Bột men chua có thể làm bánh mì Ciabatta và các bánh mì có trộn hỗn hợp xay khác rất ngon. Lưu ý là bột men chua này dùng không hết công thức bánh gấc này đâu, bạn cứ bảo quản trong tủ lạnh nhé.
B. Bột bánh
• 350g bột bánh mì
• 1 thìa cà phê muối
• 80g bột gấc nguyên chất
• 120ml nước hơi ấm tay
• 1 hoặc 1/2 thìa cà phê đường
• 1 thìa cà phê men nở (dry instant yeast)
• 20ml dầu ăn
• 55g bột chua ở trên
Thực hiện
1. Nước ấm hoà với đường cho tan, sau đó cho men nở vào khuấy đều và để nghỉ 5 phút. Để hiệu quả nhất, bạn nên dùng thìa gỗ hơn là thìa kim loại để khuấy men nhé, tô đưng nước chứa men cũng nên tránh là đồ kim loại. Các thợ làm bánh mì chuyên nghiệp đều có lời khuyên như vậy đấy.
2. Thêm dầu ăn và cuối cùng trộn hỗn hợp với 35g bột chua rồi khuấy đều (2)
3. Nếu bạn dùng máy xay sinh tố, bạn cho bột mì trộn với muối và gấc xay vào tô trộn trước, rồi đổ (2) vào và nhào đều trong khoảng 12 phút cấp độ 2 (nên chia 2 lần 6 phút, để máy nghỉ 1-2 phút cho khoẻ). Nếu nhào bằng tay, thời gian sẽ lâu hơn một chút và bạn cho nước vào dần dần chứ đừng đổ cả một lần.
4. Nhào xong, ủ bột trong một tô có tráng một lớp dầu ăn mỏng và phủ khăn ẩm trong thời gian là 1h30'. Yêu cầu ủ nơi kín, tránh gió làm khô bề mặt bột (cho vào lò nướng hoặc lò vi song đậy kín chẳng hạn)
5. Ủ xong, bột đã nở gấp đôi. Lấy bột ra, đấm xẹp. Đập bột bằng tay thêm khoảng 2 phút, cán bột rồi cuộn lại thành hình loaf (hoặc tạo hình khác tuỳ thích)
6. Cho bột vào khuôn (nên chống dính trước bằng một miếng bơ lạnh phủ bề mặt). Ủ thêm khoảng 50phút đến 1h.
7. Bật lò 185 độ, hai lửa, (với lò Gali 34 lít nướng rãnh thứ hai từ dưới lên, tức là không nướng ở rãnh chính giữa, vì như vậy bánh nở cao sẽ bị quá nóng với lửa trên). Trong khi đơị làm nóng lò, phết một lớp trứng đánh tan lên bề mặt, rắc thêm vừng, hạt poppy rôì rạch bánh tuỳ thích
8. Nướng bánh trong vòng 30 phút. (có thể it hoặc nhiều hơn tuỳ khuôn). Bánh chín, lên lấy ra khỏi lò luôn và kê lên rá làm nguội.
Thế là bạn đã có một chiếc bánh mì Gấc ngon tuyệt theo đúng nghĩa

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Gấc loại quả tự nhiên tốt nhất cho mắt của bạn

Gấc loại quả tự nhiên tốt nhất cho mắt của bạn

Mike Filon, người đã có hàng trăm bài về sức khỏe, y học và khoa học, ông mở đầu: “Thế giới dinh dưỡng đã hiểu ra xu hướng mới và đã gọi những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, như quả gấc, là siêu thực phẩm và siêu trái cây. Tôi thích cụm từ thực phẩm chức năng, vì chúng chính là như thế, chúng giúp cơ thể chúng ta hoạt động theo cách chúng ta cần”.



Mắt người là một bộ máy đáng kinh ngạc với cấu trúc và những chức năng phức tạp. Quá trình nhìn không diễn ra nếu mắt không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Một số thực phẩm quan trọng hơn cho thị lực so với những thực phẩm khác, và có vẻ như quả gấc được sinh ra đặc biệt mang lại lợi ích cho mắt. Nó giàu vitamin A và những chất hữu cơ như beta-caroten, zeaxanthin và lutein, những chất dinh dưỡng mà bạn sẽ thấy là hoàn toàn cần thiết cho sức khoẻ và hoạt động tốt của mắt…
Bệnh tăng nhãn áp xuất hiện khi thể dịch nước tích tụ hoặc không lưu thông tốt, gây ra tăng áp suất trong mắt. Áp suất này được gọi là áp suất trong mắt, phải giữ trong những giới hạn bình thường để tránh gây tổn hại cho dây thần kinh mắt. Nếu không được chữa trị, bệnh tăng nhãn áp làm mất dần thị lực và cuối cùng gây ra mù loà. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh tăng nhãn áp có thể được kiểm soát. Ngoài ra, dinh dưỡng hợp lý và ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể có ích. Quả gấc đặc biệt có giá trị cho mắt vì nó giàu những chất carotenoid như beta-caroten, lutein và zeaxanthin.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy những carotenoid trong quả gấc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh đục thuỷ tinh thể. Đây là bệnh làm cho thuỷ tinh thể bị mờ dẫn đến giảm thị lực. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, những người hấp thụ hai chất carotenoid, lutein và zeaxanthin, có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thuỷ tinh thể. Lutein và zeaxanthin có vai trò rất quan trọng cho sức khoẻ của mắt và có thể đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn một số bệnh chính về mắt, bao gồm thoái hoá hoàng điểm.
Viện mắt của Mỹ cho biết, thoái hoá hoàng điểm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù loà cho những người trên 50 tuổi ở Mỹ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, bệnh thoái hoá hoàng điểm có thể giảm hoặc thậm chí được ngăn chặn bằng việc tăng nạp những chất dinh dưỡng có lợi nhất định. Một nghiên cứu khác sau đó kiểm tra hiệu quả của hai carotenoid quan trọng tìm thấy nhiều trong quả gấc, lutein và zeaxanthin. Những carotenoid này là thành phần hoạt động không thể thiếu của hoàng điểm và võng mạc ngoại biên. Không có lutein và zeaxanthin, chúng ta không thể nhìn thấy. Những nghiên cứu khác cho thấy sự tập trung cao của lutein và zeaxanthin trong hoàng điểm trực tiếp dẫn đến giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hoá hoàng điểm.
Cuối cùng, một nghiên cứu gần đây tại Trường Y Harvard khám phá ra rằng, zeaxanthin có thể bảo vệ võng mạc bằng cách hấp thu ánh sáng xanh và đóng vai trò như một loài ăn các gốc tự do phá hoại. Nghiên cứu đó cũng cho thấy, zeaxanthin có thể bảo vệ chống lại ánh sáng phá hoại và ngăn chết các tế bào nhận kích thích ánh sáng, nguyên nhân chính gây ra giảm thị lực trong thoái hóa hoàng điểm.
Các nghiên cứu khác cho thấy zeaxanthin và lutein có thể bảo vệ các mạch máu, cung cấp chất dinh dưỡng cho hoàng điểm và phần còn lại của võng mạc. Một nghiên cứu quan trọng kiểm tra 90 bệnh nhân mắc thoái hóa hoàng điểm cho thấy được bổ sung những carotenoid đáng kinh ngạc này sẽ có thể cải thiện thị lực ở phần lớn các bệnh nhân. Chắc chắn những carotenoid này là một phần không thể thiếu của bất kỳ chế độ ăn uống tốt cho mắt nào, và gấc có thể là nguồn hiệu quả nhất thế giới. Trái cây nhỏ bé này từ các làng quê của Việt Nam có thể là bạn tốt nhất của mắt.

Làm bánh trôi ngũ sắc với bột gấc Trí Long

Tết Hàn Thực sắp tới, hãy làm cả nhà bất ngờ bằng mâm bánh trôi đầy màu sắc đẹp mắt và ngon miệng nhé
Phn v bánh

* Làm bánh trôi gc: vỏ bột màu đỏ
- Nguyên liệu: 100g bột gấc nguyên chất Trí Long, 100g bột nếp, 30g bột năng, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn
- Cách làm: Trộn bột nếp, bột năng, bột gấc, muối, dầu ăn, đổ nước nóng vào từ từ, nhồi bột đến khi mịn dẻo (lượng nước không cố định vì tùy độ hút nước của mỗi loại bột mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp), gói kín bột, để bột nghỉ 30 phút cho bột nở.
* Làm bánh trôi lá da: vỏ bột màu xanh
- Nguyên liệu: 100g lá dứa, 50ml sữa tươi 100g bột nếp, 30g bột băng, 2 g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Lá dứa rửa sạch, chần qua nước sôi, cắt nhỏ, xay nhuyễn với một chút nước, vắt lấy nước cốt, hòa cùng với 50ml sữa tươi, đun nóng khoảng 70 độ C. Trộn bột nếp, bột năng, muối, cho nước cốt lá dừa từ từ vào nhồi đều, thêm dầu ăn cho bột dẻo mịn, gói kín bột để nghỉ 30 phút (sữa sẽ làm cho vỏ bánh mềm, có thể để 1-2 ngày vỏ bánh không bị cứng).
* Làm bánh trôi bí ngô: vỏ bột màu cam
- Nguyên liệu: 100g bí ngô, 100g bột nếp, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Bí ngô gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn trộn đều với bột nếp, muối, dầu ăn, rồi từ từ thêm nước nóng vào nhào đến khi dẻo mịn, gói kín, để bột nghỉ 30 phút.
* Bánh trôi khoai lang tím: vỏ bột màu tím
- Nguyên liệu: 100g khoai lang tím, 100g bột nếp, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn trộn đều với bột nếp, muối, dầu ăn, rồi từ từ thêm nước nóng vào nhào đến khi dẻo mịn, gói kín, để bột nghỉ 30 phút.
* Bánh trôi khoai lang vàng: vỏ bột màu vàng
- Nguyên liệu: 100g khoai lang vàng (nghệ), 100g bột nếp, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn trộn đều với bột nếp, muối, dầu ăn, rồi từ từ thêm nước nóng vào nhào đến khi dẻo mịn, gói kín, để bột nghỉ 30 phút.
Phn nhân bánh
- Đường phên cắt nhỏ như hạt lựu.
Nn bánh
- Sau khi bột đã ủ xong, lấy ra lăn bột thành thanh tròn dài, sau đó ngắt từng viên bột nhỏ như đầu ngón tay cái rồi ấn viên đường phên vào giữa, vo tròn lại, cứ thế làm cho đến hết.
Luc bánh
- Đun nồi nước thật sôi, hạ lửa vừa rồi thả bánh vào luộc tới khi bánh chín nổi lên trên, vớt ra cho vào tô nước sôi để nguội khoảng 5 phút vớt ra đĩa, rắc chút vừng rang lên từng viên bánh, thêm chút dừa nạo.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Hạt gấc

Hạt gấc

Công ty Trí Long cung cấp hạt gấc có chất lượng tốt nhất để trồng cây gấc nguyên liệu và dùng trong sản xuất dược liệu (cồn gấc xoa bóp).
Hạt Gấc của Công ty Trí Long sau khi được tách ra khỏi màng Gấc được rửa sạch rồi qua dây chuyền sấy khô để đảm bảo không bị mốc trong quá trình lưu kho. Các sản phẩm được hút chân không, đóng bao 1kg, 10kg và 100kg để xuất khẩu đi các nước trong khu vực và trên thế giới
hạt gấc
Làm thuốc trị bệnh đau khớp và các vết thương:
Lấy 50 hạt gấc chín, rửa thật sạch, để ráo, nướng trên than củi sao cho hạt gấc thật vàng, đổ ra báo trên nền đất khô ráo cho nguội, dùng dao tách vỏ, lấy ruột dập đều. Cho ruột gấc vào lọ chai thủy tinh, đổ rượu trắng 45 độ (ngập xấp xấp), đậy nút kín, ngâm 120 phút là có thể dùng được (ngâm càng lâu càng tốt).
Trị đau răng, họng, chảy máu răng, miệng, lưỡi…: Hớp 1 ngụm rượu vào miệng, ngậm 30 phút sáng và chiều. Không được nuốt vì hạt gấc có độc. Trị đau khớp, vết cắn, vết thương do đụng giập, ngã…: Dùng bông gòn y tế, chấm thuốc rượu gấc xoa lên chỗ đau, có tác dụng tốt gần như mật gấu. Chữa trĩ: Có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35 – 40 độ, bọc trong một cái túi nilon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5 – 7 ngày sẽ có kết quả).