Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Tác dụng tổng hợp của cây gấc

Cây Gấc là loại cây leo, phát triển tốt ở những vùng khí hậu nóng. Cây Gấc có tên khoa học là momordica cochinchinensis (spreng) lour thuộc họ bầu bí cucurbitaceae. Có khoảng 45 loài thuộc chi momordica trên thế giới phân bố ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai.

Vì sao ông bà ta ngày xưa chuộng việc sử dụng Gấc để đồ xôi. Chúng ta đi tìm câu trả lời qua các kết quả nghiên cứu khoa học sau đây:

Tại Việt Nam
- Trong cuốn Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh vào thế kỷ 14: Hạt gấc của cây gấc được dùng làm thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc chữa bệnh quai bị. Thân và rễ gấc cây gấc được dùng điều trị tê thấp, đau nhức xương, lá gấc non được dùng để điều trị mụn nhọt. Có khi người ta còn dùng chữa các bệnh sưng vú, áp xe.
- Năm 1988 - 1989 trong khuôn khổ chương trình trọng điểm quốc gia nghiên cứu về các chất dinh dưỡng 64D03 do GS. Từ Giấy làm chủ nhiệm chương trình, TS. Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu các chế phẩm từ quả cây gấc để làm các chất bổ sung dinh dưỡng thuộc đề mục 64D0305B.
- Từ năm 1941, bộ môn dược liệu Đại học dược Hà Nội đã bước đầu xác định màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa beta-caroten và một tỉ lệ dầu thảo mộc cao. Một số nhà khoa học Đại học y Hà Nội và Đại học dược Hà Nội thời đó đã chứng minh dầu màng đỏ bao quanh hạt cây gấc có tác dụng giống như vitamin A và có tác dụng tăng trọng cho súc vật và người.
- Năm 1951, GS.Nguyễn Văn Đàn thuộc Học viện quân y đã mang dược liệu này sang nghiên cứu ở Đức và xác định ngoài beta-caroten thì phần này của quả gấc còn chứa lycopen một chất chống lão hóa mạnh nhất hiện nay. Ông đã dùng dầu gấc để làm giảm lượng cholesterols trong máu, phòng chống nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch.
- Ngành dược Việt Nam đã sản xuất một số chế phẩm có chứa dầu màng gấc làm thuốc bổ, điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em và một số bệnh về mắt, đặc biệt, trong khoảng thời gian 20 - 30 năm gần đây, các bác sĩ đã sử dụng dầu màng gấc để phòng và điều trị một số bệnh ung thư ở Việt Nam.
- Giáo sư Hà Văn Mạo và GS. Đinh Ngọc Lâm ở Viện Quân Y 108 đã sử dụng dầu gấc vào việc ngăn chặn nguy cơ ung thư gan nguyên phát. Giáo sư Phan thị Kim và GS. Bùi Minh Đức ở Viện Dinh Dưỡng đã bảo vệ đề tài dùng dầu gấc phòng chữa bệnh dạ dày tá tràng ...
- Đại học Bách khoa và Viện Dinh dưỡng nghiên cứu toàn bộ số gà được cho ăn bột gấc không bị chết dịch và cho chất lượng lòng đỏ trứng tốt hơn. Qua đó chứng tỏ bộc gấc có tác dụng tăng sức đề kháng, chống nhiễm bệnh.
Tại Trung Quốc
- Dược điển Trung Quốc năm 1988 và 1993: Hạt này còn được gọi là mộc miết tử dùng để điều trị mụn nhọt, chống viêm. Trong y học cổ truyền Trung Quốc hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị.
Tại Mỹ: 
Cơ thể chúng ta không có khả năng tự tổng hợp chất lycopene, bởi thế mà phải “thu nhận” nó từ bên ngoài qua chế độ ăn uống hàng ngày. Theo một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy, các hợp chất của Beta Carotten, Lycopen,Alphatocopherol… có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ.
Trong cà chua có chứa Lycopene, một chất chống oxy hóa rất quan trọng, giúp “tiêu diệt” các tế bào có nguồn gốc ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học California thì hàm lượng Lycopencó trong dầu quả gấc Việt Nam cao gấp 70 lần cà chua. Mặt khác, Lycopen có trong cà chua phải chiên với dầu mỡ thì mới có tác dụng sinh học với cơ thể, còn trong trái cây gấc đã chứa sẵn các chất axit béo không no, vì thế lycopen được hòa tan một cách tự nhiên. Chính những phát hiện của các nhà khoa học đã đưa trái gấc lên vị trí quán quân trong danh mục những loại quả hữu ích với sức khỏe con người.
Tại trung tâm sức khoẻ Haifa, các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra hàm lượng Lycopenetrong các xét nghiệm của bệnh nhân và hoàn toàn bất ngờ bởi Lycopene là chất chống oxy hoá rất tích cực, nó có khả năng ngăn ngừa sự hình thành oxy hoá LDL, cholesterol có hại trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được chứng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn tới đột quỵ.
Tờ International Journal cũng cho hay, nếu trong cơ thể phụ nữ có chứa hàm lượng lycopene đáng kể thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư như vòm họng, trực tràng, dạ dày, thực quản sẽ giảm 5 lần.
Các hãng dược phẩm lớn của Mỹ gọi trái gấc là fruit from heaven (loại quả đến từ thiên đường). Thực tế, nghiên cứu tại Mỹ cho thấy các hợp chất của Beta Caroten, Lycopen, Alphatocopherol… trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ.
4. Tại Nhật Bản: 
- Tháng 5/2007, các giáo sư ở Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) đã nghiên cứu thành công đề tài khoa học dùng tinh dầu của quả cây gấc để điều trị những biến chứng của bệnh tiểu đường.
I. TÁC DỤNG CỦA CÂY GẤC:
Từ các kết quả nghiên cứu đã kết luận thành phần của màng Gấc chứa: betacaroten, vitamin E và vitamin F phục vụ nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân ta là một hướng cần được khuyến khích và đầu tư. thuốc chống suy dinh dưỡng, phòng chống lão hóa
1. Ruột Gấc
Phần màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa – caroten và một tỉ lệ cao dầu thực vật. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy phần này còn có lycopen, vitamin E (-cotopherol), trong dầu gấc có chứa vitamin F. Carotene - tiền vitamin A, lysopen, vitamin E (-cotopherol). Trong 100g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15mg-carotene và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng – carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.
Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.
Các nghiên cứu cho thấy các hợp chất của carotene, lycopen, vitamin E(-cotopherol), có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.
Sử dụng gấc và các chế phẩm của gấc sẽ góp phần phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em và tạo nguồn thực phẩm có chứa các chất kháng oxy hóa.
Từ các thành trên màng Gấc có tác dụng:
- Giúp sáng mắt, phòng ngừa các mệnh về mắt như nhức mỏi mắt, khô mắt, quáng gà, đục thuỷ tinh thể.
- Chống lão hóa, làm đẹp da, giúp da luôn mịn màng, tươi trẻ.
- Phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ.
- Ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan, ung thư vú.
- Hạ cholesterol và lipid máu, rất tốt đối với những người mệnh tim mạch, tiểu đường, viêm gan.
2. Thân và rễ gấc:
Thân và rễ gấc được dùng điều trị tê thấp, đau nhức xương. Cách làm: lấy rễ gấc rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, ngâm rượu hay sắc uống. Ngâm rượu: Lượng rượu đủ ngập rễ gấc, lắc đều mỗi ngày 1 lần, sau 10-15 ngày có thể dùng được. Dùng mỗi ngày 1 ly nhỏ (50 ml) vào buổi tối. Sắc uống: rễ gấc khô 50 gr, đổ 300 ml, sắc còn 100 ml, chia làm 2 lần uống (sáng, tối)
3. Lá non:
Lá gấc non được dùng để điều trị mụn nhọt. Có khi người ta còn dùng chữa các bệnh sưng vú, áp xe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét